Tin Tức

Check out market updates

2019 trình Quốc hội phương án đường sắt cao tốc Bắc

[ad_1]

Sáng 15/6 với 100% đại biểu có mặt đồng ý, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 5.

Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung thực hiện những cam kết, các giải pháp đồng bộ để khắc phục những tồn tại, hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được chất vấn, báo cáo Quốc hội tại các kỳ họp tiếp theo

Đối với lĩnh vực giao thông vận tải, yêu cầu được nêu tại nghị quyết là rà soát, đánh giá tổng thể thực trạng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, quy hoạch giao thông; chấn chỉnh hoạt động vận tải đường sắt. Có phương án đầu tư phát triển vận tải đường sắt bảo đảm an toàn, hiệu quả, trình Quốc hội cho ý kiến về phương án đầu tư hệ thống đường sắt tốc độ cao tuyến Bắc – Nam vào năm 2019.

Nghị quyết cũng yêu cầu thu hút mạnh nguồn lực của các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; trong đó, ưu tiên cho các công trình lớn, quan trọng, thiết yếu. Tăng cường kết nối giữa các loại hình vận tải, giữa các trung tâm kinh tế lớn, giữa các vùng, nhất là các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và nhân dân.

Nhiệm vụ của ngành giao thông vận tải còn là hoàn thành các công trình giao thông trọng điểm theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, an toàn, hạn chế ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Xác định rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý thích hợp đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc kéo dài tiến độ, tăng vốn dự án, nhất là các dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ giao cho Bộ Giao thông vận tải và địa phương quản lý.

Sau chất vấn, Quốc hội cũng yêu cầu hoàn thiện pháp luật về đầu tư dự án kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT đặt trong tổng thể hoàn thiện pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP). Rà soát toàn bộ hệ thống trạm thu phí BOT giao thông và sớm xử lý dứt điểm tồn tại, bất cập, vướng mắc trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của người dân, Nhà nước và nhà đầu tư. Đẩy mạnh kết nối hệ thống thông tin, dữ liệu về thu phí, từ năm 2019, thực hiện việc thu phí tự động không dừng tại tất cả các trạm thu phí BOT giao thông, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh các vi phạm trong lĩnh vực này.

Đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường, Quốc hội yêu cầu rà soát, đánh giá đầy đủ, toàn diện tình hình thực thi pháp luật về đất đai. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát, quản lý về đất đai trên phạm vi cả nước, nhất là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất dùng cho mục đích công cộng, đất tại các nông, lâm trường, dự án BT, BOT; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai, gây bức xúc trong nhân dân. Kiên quyết xử lý, thu hồi theo quy định của pháp luật đối với đất để hoang hóa, lãng phí, chậm đưa vào sử dụng; chấn chỉnh việc sử dụng, quản lý đất ven sông, ven biển. Triển khai có hiệu quả các giải pháp hạn chế tình trạng đầu cơ đất đai, tránh gây tác động tiêu cực tới thị trường bất động sản, đặc biệt là tại các khu vực có quy hoạch dự án trọng điểm.

Đối với lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội yêu cầu được nêu tại nghị quyết là tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật về lao động, giáo dục nghề nghiệp, việc làm trong nước và người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, thúc đẩy phát triển thị trường lao động, gắn với cung, cầu lao động và bối cảnh nền công nghiệp 4.0. Làm tốt công tác dự báo thị trường lao động; có lộ trình cụ thể giải quyết việc làm cho sinh viên, thanh niên nông thôn; thực hiện đồng bộ các chính sách khuyến khích thanh niên, sinh viên khởi nghiệp sáng tạo. Tiếp tục thực hiện các giải pháp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ trong doanh nghiệp.

Ngành lao động – thương binh và xã hội cũng được giao tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật và tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bảo đảm thực hiện các quyền về trẻ em. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục gia đình, cộng đồng và trẻ em về các kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ, phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em; tăng cường trách nhiệm của các cơ quan hữu quan trong việc ngăn ngừa, phát hiện, xử lý tin báo, tố giác, điều tra, truy tố, xét xử các vụ xâm hại trẻ em. Nghiên cứu xây dựng quy trình nghiệp vụ đặc thù trong điều tra, truy tố, xét xử các hành vi xâm hại trẻ em; nghiên cứu xây dựng đề án huy động nguồn lực xã hội để hỗ trợ, chăm sóc và bảo vệ trẻ em, nhất là trẻ em vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thực hiện tốt công tác phối hợp liên ngành về thực hiện quyền trẻ em, phát huy vai trò, trách nhiệm của Ủy ban Quốc gia về trẻ em.

Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo một trong những yêu cầu là tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giáo dục và đào tạo. Trong đó, chú trọng chấn chỉnh hoạt động liên kết đào tạo, tình trạng vi phạm pháp luật về văn bằng, chứng chỉ, việc xác nhận đủ điều kiện để thi tốt nghiệp phổ thông và đại học, việc cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung mới, việc công nhận cơ sở đào tạo đạt chuẩn quốc gia; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đạo đức của cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh, sinh viên; tạo chuyển biến rõ nét về những nội dung nêu trên.

[ad_2]

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.