Tin Tức

Check out market updates

Đất ‘vàng’ vào tay ‘bạch tuộc’

[ad_1]

Tăng trưởng không dựa vào khai thác tài nguyên

Đề cập phát triển kinh tế thời gian qua, đại biểu (ĐB) Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ), Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách khẳng định “kinh tế đã có bước tăng trưởng ngoạn mục”. Tuy nhiên, điều cần lưu ý, theo ông là nếu khai thác dầu thô không vượt kế hoạch đầu năm thêm 1,29 triệu tấn thì chúng ta không đạt mục tiêu tăng trưởng. “Tuy tăng trưởng vượt mục tiêu, nhưng tăng trưởng từ nội lực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của nền kinh tế không được như kỳ vọng, phải bù đắp từ khai thác thêm dầu, đây là khoảng lặng của tăng trưởng năm 2017 cần phải được nhìn nhận”, ông nhận định.

Tuy nhiên, ĐB Trần Quang Chiểu (Nam Định), Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách, cho rằng “nói tăng trưởng kinh tế dựa vào dầu thô là không thỏa đáng”. Ông Chiểu dẫn báo cáo chính thức của Chính phủ: Dầu thô năm 2016 trong nước khai thác 15,2 triệu tấn, năm 2017 kế hoạch 13,28 triệu tấn và chúng ta thực hiện 13,557 triệu tấn.

“Như vậy, nếu so với kế hoạch, chúng ta khai thác tăng 200.000 tấn, còn so với năm 2016, chúng ta khai thác ít hơn 1,643 triệu tấn. Dầu thô 1 triệu tấn tăng 0,25 điểm tăng trưởng, như vậy nếu so với 2016, chúng ta tăng trưởng âm về khai thác dầu thô”, ông Chiểu phân tích. ĐB đoàn Nam Định nói rằng, điểm ấn tượng nhất với ông trong điều hành của Chính phủ năm 2017 là năm đầu tiên tăng trưởng không dựa vào công nghiệp khai khoáng và khai thác tài nguyên.

Đề nghị tổng kiểm tra về đất đai

ĐB Đinh Duy Vượt (Gia Lai) đề nghị Chính phủ sớm chỉ đạo tổng kiểm tra về đất đai cả nước, tập trung ở các đô thị, khu vực đất “vàng”, khu vực chuẩn bị hình thành các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. “Nhân dân bất bình, thậm chí phẫn nộ bởi vì nguồn lực cực lớn của đất nước từ đất đai, nhất là đất “vàng”, đất “bạc” rơi vào tay các doanh nghiệp “bạch tuộc”, không đầu tư cho sản xuất mà chăm chăm vào sang nhượng dự án, hoặc phân lô bán nền và nhiều hình thức khác, làm thất thu lớn ngân sách nhà nước. Nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu là sân sau của một số quan chức cùng cộng sinh thâu tóm, chiếm đoạt bằng nhiều thủ đoạn, tùy tiện điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh dự án, chuyển đổi mục đích sử dụng đất”, ông Vượt nói.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương, giá đất hằng năm mà các tỉnh công bố chỉ bằng 10-20% giá thị trường, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp sau khi “trúng” dự án không làm gì mà lập bản đồ phân nền bán ra với giá cao gấp hàng chục lần, thậm chí hàng trăm lần, khiến cho người dân vô cùng bức xúc, khiếu kiện khắp nơi. “Không thể cứ kéo dài mãi tình trạng thu hồi hàng nghìn mét vuông đất mà người dân vẫn không mua nổi một suất đất hay một căn chung cư của chính dự án để sinh sống”, ông Cương nói. Ông kể, trong một chương trình bàn tròn trực tuyến gần đây, các chuyên gia cho rằng, đây là một tệ nạn. Có một số doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản nhưng lợi dụng cơ chế, nhờ mối quan hệ thân hữu với chính quyền, người có chức có quyền nên được cấp cho mảnh đất mà không cần thông qua đấu giá. Nhờ vậy, doanh nghiệp lại phất lên và hậu quả là ngân sách bị thất thoát rất lớn.

Ông Cương cũng nêu tình trạng đổi đất lấy công trình đang diễn ra ở nhiều địa phương khiến một lượng đất không nhỏ, trong đó có đất công ở vị trí đắc địa lần lượt rơi vào tay doanh nghiệp. “Lẽ ra, các dự án đổi đất này phải mang lại những công trình giải quyết những nhu cầu bức thiết của người dân như bệnh viện, trường học hay những công trình phục vụ cộng đồng, nhưng thật đáng tiếc, hàng trăm, hàng nghìn héc-ta đất “vàng”, đất “kim cương” của Nhà nước và của cả người dân bị thu hồi, giải tỏa chỉ để đổi lấy trụ sở, trung tâm hội nghị, thậm chí là cổng chào hay tượng đài”, ông Cương nói.

Đất vàng vào tay bạch tuộc - Ảnh 1.

ĐB Mãi Sỹ Diến (Thanh Hóa) cho rằng, siết kỷ luật, kỷ cương để bổ sung “củi vào lò đang nóng”. Ảnh: Như Ý.

Tăng thuế quá mức sẽ lợi bất cập hại

ĐB Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) cho rằng, hiện có nhiều địa phương, bộ, ngành, tổng công ty nhà nước chưa tuân thủ các quy định của luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tình trạng vi phạm chính sách, pháp luật về đất đai, khai thác khoáng sản, cát, đá đang gây thất thoát tài nguyên, phát sinh khiếu kiện; pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng bị vi phạm ở một số nơi, thậm chí có hiện tượng thách thức pháp luật và có biểu hiện tiếp tay của người có trách nhiệm.

Ông đề nghị siết chặt quản lý tài sản công, định giá doanh nghiệp trong cổ phần hoá, ngăn chặn có hiệu quả việc cố tình làm trái quy định hoặc lợi dụng sơ hở của pháp luật để trục lợi, thực hiện lợi ích nhóm trong quản lý đất đai, ngân sách của một số lãnh đạo cán bộ, công chức và doanh nghiệp. “Đây là vấn đề cấp bách. Thất thoát kinh phí, nguồn lực của Nhà nước chảy vào túi của một số cá nhân. Tiêu cực, tham nhũng, mất đoàn kết, mất cán bộ cũng là đây”, ông Diến nói. Ông đề nghị, Chính phủ cần siết chặt kỷ cương, xử lý nghiêm đơn vị không tuân thủ quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ “bổ sung củi vào lò đang nóng trong chống tham nhũng”, ông nói.

ĐB Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam, nhìn nhận, những năm qua, chúng ta đã cố gắng cân bằng ngân sách, khống chế nợ công bằng các khoản thu một lần như bán đất, bán tài sản công hay thu từ cổ tức của các doanh nghiệp nhà nước. Nhưng khi các nguồn này cạn kiệt, phải chuyển sang tăng thu từ thuế. “Nếu chủ trương tinh giản bộ máy biên chế để có thể giảm chi thường xuyên, lấy nguồn cho đầu tư phát triển được thực hiện một cách tốt hơn thì chúng ta đã không phải tăng thuế, phí dồn dập và tận thu khiến người dân bức xúc. Cũng cần phải lưu ý rằng, tăng thuế quá mức sẽ tạo nên sự dịch chuyển nguồn lực từ khu vực tư đang hoạt động hiệu quả sang khu vực công hoạt động kém hiểu quả hơn, và điều này không có lợi cho tăng trưởng kinh tế, xét về mặt dài hạn”, ông Lộc đánh giá.

“Hiện thực cuộc sống trong thời gian gần đây đang xảy ra những câu chuyện động trời và khó tin. Những hành vi mất nhân tính như than củi tre làm thuốc trị ung thư, cà phê trộn pin, cô giáo phạt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng, bảo mẫu bạo hành dã man trẻ em trong các trường mầm non…, khiến cử tri lo lắng và tâm tư rằng, ước gì đời sống kinh tế vật chất được như hiện nay, còn đạo đức xã hội được như ngày xưa”.

ĐB Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An)

“Trong năm 2018, tốc độ tăng trưởng sẽ khó lặp lại chu kỳ “quý sau cao hơn quý trước”. Các quý còn lại 2018 sẽ chịu sức ép khi phải so sánh với một nền rất cao cuối năm 2017 và quý I đã đạt được. Chưa kể, nếu muốn duy trì như mọi năm sẽ phải có yếu tố đột biến, nhưng hiện giờ chưa định hình được những yếu tố bứt phá rõ ràng cho tăng trưởng năm nay”.

Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng

[ad_2]

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.