Tin Tức

Check out market updates

Hết hỗ trợ, nhà ở xã hội rơi vào cảnh bi đát

[ad_1]

Hết hỗ trợ, nhà ở xã hội chậm tiến độ

Chủ đầu tư Dự án nhà ở xã hội Bright City (AZ Thăng Long) cam kết với khách hàng, quý 4 năm 2017 khách hàng sẽ nhận bàn giao nhà, nhưng tới thời điểm hiện tại, 4 tòa nhà thuộc Dự án nhà ở xã hội AZ Thăng Long vẫn chưa được hoàn thiện và bàn giao cho người mua

Chị Lê Thị Ái, một người mua nhà ở dự án AZ Thăng Long cho biết, đây là dự án nhà ở xã hội hầu hết người mua đều vay tiền ngân hàng và phải trả lãi hàng tháng. Dự án chậm tiến độ bàn giao nhà khiến người dân càng khốn khó.

Hết hỗ trợ, nhà ở xã hội rơi vào cảnh bi đát - Ảnh 1.
Dự án nhà ở xã hội AZ Thăng Long chậm tiến độ bàn giao cho người dân gần 1 năm nay.

Ngày ngày 19/6/2018, UBND tỉnh Khánh Hòa có quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Tư vấn – Thương mại – Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân (gọi tắt là Công ty Hoàng Quân), chủ đầu tư dự án Nhà ở xã hội HQC, 275 triệu đồng, vì triển khai dự án này chậm tiến độ.

Đây là 2 trong số nhiều dự án nhà ở xã hội rơi vào cảnh đói vốn từ khi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng kết thúc vào cuối năm 2016. Báo cáo Bộ Xây dựng tổng hợp từ các địa phương cho thấy, có 206 dự án nhà ở xã hội với quy mô xây dựng khoảng 168.700 căn hộ, tổng diện tích khoảng 8,4 triệu m2 đang bị chậm tiến độ hoặc tạm dừng thi công, trong đó có một số chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội có nhu cầu xin chuyển đổi sang dự án nhà ở thương mại.

Hiện mới hoàn thành bàn giao 186 dự án với 75.700 căn hộ, tương đương 3,78 triệu m2 sàn nhà. Với diện tích đó, việc phát triển nhà ở xã hội mới chỉ đạt khoảng 30% so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Bộ Xây dựng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bổ sung kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020 để thực hiện chính sách nhà ở xã hội. Cụ thể, bổ sung vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội 3.000 tỷ đồng để thực hiện cho giai đoạn đến năm 2020.

Nhà nước phải chủ đạo phát triển nhà ở xã hội

Theo ông Noh Jae Keuk, chuyên gia về nhà ở xã hội, Công ty Đất đai và Nhà ở Hàn Quốc, ở Hàn Quốc, việc xây dựng nhà xã hội được hỗ trợ bởi Chính phủ để phù hợp với túi tiền của người dân thu nhập thấp. Hiện Hàn Quốc cung ứng nhà ở cho người thu nhập thấp dưới dạng nhà cho thuê trong 10 năm, sau 10 năm có thể bán cho người dân dưới dạng nhà ở xã hội. Chính phủ sẽ hỗ trợ về tài chính cho đối tượng nhà ở này. Người dân được phân chia ra 10 nhóm thu nhập, đầu tiên là thu nhập thấp.

Hết hỗ trợ, nhà ở xã hội rơi vào cảnh bi đát - Ảnh 2.
Hiện tại rất ít người có thể tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi mua nhà ở xã hội.

“Mỗi nhóm thu nhập sẽ được hưởng 1 chính sách khác nhau. Những người nghèo thậm chí không thể thuê nhà thì chính phủ sẽ xây những khu nhà cho thuê này và hỗ trợ về tài chính, giá thuê sẽ thấp hơn thị trường khoảng 30%” – ông Noh Jae Keuk.

Đối với nhóm trên thu nhập thấp, chúng tôi hỗ trợ qua việc phí thuê nhà thấp hơn 1 chút. Nhóm 3, 4 được hỗ trợ thuê thấp hơn thị trường 15%. Đối với nhóm thu nhập trung bình, không phải là thu nhập thấp, Chính phủ Hàn Quốc sẽ hỗ trợ áp dụng mức lãi suất thấp hơn để họ có thể mua nhà, ông Noh Jae Keuk cho biết thêm.

Về chiến lược phát triển nhà ở xã hội, ông Noh Jae Keuk phân tích, thị trường tự nó không điều chỉnh được vấn đề này và nếu để tự vận động thì những người nghèo không thể tiếp cận được nhà ở. Thị trường nhà ở còn nhiều tồn tại và chính phủ các nước phải can thiệp để nhiều người có thể có nhà ở. Hàn Quốc đã làm vậy và đây không trái với quy tắc thị trường.

TS Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng cho rằng, các ý kiến về nhà xã hội đang tiếp cận làm thế nào để xây được nhiều nhà với giá rẻ, chứ đối tượng thuê là ai thì chưa được nghiên cứu kỹ. Theo ông Liêm, đối tượng được hỗ trợ nhà xã hội là những người mà không có cả khả năng thuê mua nhà (trả góp). Hiện nay nhóm đối tượng trong diện được mua nhà ở xã hội quá rộng (9 nhóm: Người có công, học sinh, sinh viên, công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp tập trung, công chức…).

“Theo tôi, ba nhóm đối tượng cần hỗ trợ nhà xã hội cho thuê đầu tiên phải quan tâm là: công nhân các khu công nghiệp, người có thu nhập thấp và học sinh sinh viên. Mỗi một nhóm có những nhu cầu khác nhau, thí dụ sinh viên cần chỗ học, chỗ ngủ… trong khi công nhân cần bếp, cần chợ, cần chỗ học cho con cái… Nếu nghiên cứu từ phía cầu thì sẽ nhìn thấy nhiều vấn đề rõ ràng hơn” – TS Phạm Sỹ Liêm nói.

Ông Phạm Sỹ Liêm lưu ý thêm một vấn đề là không thể tách nhà ở khỏi nơi kiếm sống của người ở. Tổ chức Hỗ trợ Gia cư Habitat đã khuyến cáo đừng coi “nhà ở chỉ là mái che trên đầu”. Cho nên đối với công nhân, không nên gọi hay quan niệm là xây “khu nhà ở xã hội cho công nhân” mà vị trí phải ở thị trấn, thị tứ là “đô thị công nghiệp” với đầy đủ các dịch vụ.

[ad_2]

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.