Tin Tức

Check out market updates

Khách sạn xem thường “bà hỏa”

[ad_1]

Thượng tá Lê Văn Hùng – Trưởng Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy, Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) tỉnh Khánh Hòa – cho biết đơn vị này đang tham mưu UBND tỉnh tịch thu giấy phép kinh doanh, cắt điện, nước các khách sạn cố tình chây ì không thực hiện đúng quy định về PCCC mà vẫn đón khách.

Bịt bùng lối thoát hiểm

Theo ghi nhận của phóng viên tại khu vực đường Tôn Đản, hàng chục khách sạn chen chúc nhau trong khi con đường này rất nhỏ hẹp và cụt. Các khách sạn ở đây đa số đều có hình trụ cao trên 10 tầng, trong khi phần nhiều không lối thoát hiểm. Tại khu vực này, từ đầu năm 2017, Sở Cảnh sát PCCC đã xử phạt hàng loạt khách sạn như: Maple Leaf, Venue, Dubai, Sun City… Đến nay, sau hơn 1 năm, các khách sạn Venue (tên cũ là Bamboo) cao 19 tầng, Dubai (tên cũ là Thăng Long Golden 2) cao 14 tầng vẫn đón khách dù chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu PCCC.

Khánh Hòa: Khách sạn xem thường bà hỏa - Ảnh 1.

Khách sạn Dubai không bảo đảm PCCC nhưng vẫn đón khách

Tương tự, dọc khu vực đường Trần Phú, Nguyễn Thiện Thuật, Hùng Vương…, nơi tập trung rất nhiều khách sạn, cũng là điểm nóng về công tác PCCC với hàng loạt trường hợp vi phạm PCCC nhưng vẫn đón khách. Các khách sạn vi phạm chủ yếu “cắt xén” cầu thang bộ để giảm chi phí, tăng diện tích phòng nghỉ; không làm tạo áp cho cầu thang bộ, không có hệ thống hút khí tại các hành lang, không có thang thoát hiểm như khách sạn New Sun, Love, Lavender, Tri Giao… Để khắc phục, nhiều khách sạn lắp đặt thang thoát hiểm theo kiểu gượng ép. Một khách hàng của khách sạn New Sun cho biết với thang thoát hiểm như hiện nay, chỉ có nước đập cửa sổ mới leo ra được thang.

Thậm chí, một số khách sạn chây ì khắc phục là Euro Star (tên cũ là Euro Nha Trang) cao 19 tầng, B&B (tên cũ là Bảo Anh) cao 17 tầng vẫn vô tư đón khách. “Thang thoát hiểm của khách sạn Euro Star đặt từ nóc xuống đất, lại nhỏ xíu, lỡ có hỏa hoạn thì rất khó để thoát thân” – một du khách nhận định.

Theo lãnh đạo Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, đến hết tháng 3-2018, trên địa bàn vẫn còn 17 cơ sở kinh doanh lưu trú chưa được nghiệm thu về PCCC và chưa được cấp giấy chứng nhận về an ninh trật tự nhưng vẫn hoạt động công khai. Sở đã thông báo cho các doanh nghiệp lữ hành biết để không đưa khách đến các cơ sở không bảo đảm điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch.

Trước đó, từ đầu năm 2017, Sở Cảnh sát PCCC tỉnh Khánh Hòa đã xử phạt 15 khách sạn chưa bảo đảm PCCC vẫn đi vào hoạt động với số tiền gần 500 triệu đồng ở 2 lỗi chính, gồm: thi công công trình không đúng thiết kế được thẩm duyệt và đưa công trình vào hoạt động, sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu về PCCC.

Chỉ có cách cắt điện, nước

Thượng tá Lê Văn Hùng cho biết qua rà soát, hiện TP Nha Trang có 131 nhà cao tầng (trên 10 tầng) và siêu cao tầng (trên 30 tầng), 26 chung cư trên 5 tầng. Trong khi đó, công tác PCCC gặp nhiều khó khăn vì sở chỉ có xe thang 32 m (tương đương cứu nạn ở tầng 5), lối vào cứu hỏa ở các khách sạn được tận dụng làm quán cà phê, cơ sở hạ tầng đường sá, dây điện chằng chịt nên rất khó tiếp cận các nạn nhân ở những công trình cao tầng.

Nhiều trường hợp có lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy nhưng không vận hành, không duy tu bảo dưỡng. Nhiều tầng hầm và một số hạng mục công trình bị chủ cơ sở tự ý chuyển đổi công năng thành nơi kinh doanh. Việc thực tập phương án PCCC chưa đúng theo quy định…

“Hiện nay, việc phòng cháy chủ yếu dựa vào phương châm 4 tại chỗ, ý thức của chủ khách sạn, ban quản lý chung cư, người dân và nhất là hệ thống PCCC tại chỗ. Như vụ cháy chung cư Carina ở TP HCM, nếu hệ thống báo cháy và nhân viên phát hiện kịp thời dùng bình xịt thì không đến nỗi xảy ra hậu quả nghiêm trọng như vậy” – thượng tá Hùng đánh giá.

Sở Cảnh sát PCCC đã liên tục có nhiều văn bản, cử đoàn kiểm tra giám sát các công trình; yêu cầu các nhà đầu tư, ban quản lý và người dân phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định PCCC. Thực tế là nhiều khách sạn vẫn chây ì không chịu đầu tư sửa chữa hệ thống PCCC, không làm theo thiết kế được phê duyệt như khách sạn Bavico bị xử phạt 2 lần, đình chỉ hoạt động nhưng từ năm 2015 đến cuối năm 2017 mới được nghiệm thu PCCC. “Sở đang nghiên cứu tham mưu cho UBND tỉnh xử lý mạnh các trường hợp đã bị xử phạt hành chính, bị đình chỉ hoạt động mà vẫn không khắc phục thì kiến nghị cơ quan chức năng thu hồi giấy phép kinh doanh, ngừng cấp điện, nước và công khai lên phương tiện thông tin đại chúng” – thượng tá Hùng nhấn mạnh.

Theo thượng tá Hùng, vào ngày 3 và 4-5, Bộ Công an, Bộ Xây dựng phối hợp với cơ quan chức năng sẽ có đợt kiểm tra đột xuất 157 khách sạn, chung cư ở Khánh Hòa về công tác PCCC. Đoàn kiểm tra sẽ ngẫu nhiên đến 3 địa điểm và chỉ báo trước 30 phút. Sau đợt kiểm tra này sẽ làm rõ trách nhiệm của các chủ cơ sở, ban quản lý chung cư.

Trong cuộc họp với các sở – ngành về PCCC mới đây, ông Trần Sơn Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cũng yêu cầu xử lý nghiêm các khách sạn vi phạm PCCC, quy định cụ thể thời gian khắc phục. Sở Du lịch công khai danh sách khách sạn bị đình chỉ hoặc tạm đình chỉ kinh doanh trên trang thông tin điện tử của ngành. Hiệp hội Du lịch Nha Trang – Khánh Hòa thông báo cho các đơn vị lữ hành không đưa khách đến những cơ sở này.

Nhiều chung cư xuống cấp

Theo đánh giá của Sở Cảnh sát PCCC tỉnh Khánh Hòa, hầu hết các chung cư đã xuống cấp về kết cấu, các phương tiện PCCC không được bảo dưỡng. Ban quản trị chung cư yếu kém, không có kinh phí duy trì về công tác PCCC, chưa tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Những chung cư cũ như Ngô Gia Tự, Nguyễn Thiện Thuật, Chợ Đầm…, các hộ dân tự ý làm khung sắt ở ban công khiến mất khả năng thoát hiểm. Dù đã được kiểm tra, nhắc nhở an toàn PCCC nhưng không có sự chuyển biến. Trong khi đó, các văn bản quy phạm về PCCC hiện chưa có quy định về cưỡng chế những trường hợp vi phạm.

[ad_2]

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.