Bên cạnh hạ tầng, một loạt dự án đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ chuẩn bị triển khai tại tỉnh Long An đang hứa hẹn kích hoạt một làn sóng đầu tư mới vào lĩnh vực bất động sản.
Waterpoint đang dần hình thành với hệ thống hạ tầng và tiện ích hiện đại là hình mẫu phát triển đô thị vệ tinh tại Long An
Những dự án hạ tầng, công nghiệp “tỷ đô”
Long An hiện đang được quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng rất tốt với các dự án cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ nhằm xây dựng hệ thống giao thông tiện lợi nhất cho việc phát triển kinh tế – xã hội. Giai đoạn 2021 – 2025, Long An dự kiến chi đến gần 30.000 tỷ đồng cho hệ thống hạ tầng, quyết tâm hoàn thiện đường ĐT830E, đoạn từ nút giao với cao tốc TPHCM – Trung Lương đến ĐT830 (đường vành đai 4), và hoàn thiện trục động lực TPHCM – Long An – Tiền Giang, cao tốc Bến Lức – Long Thành.
Bên cạnh đó, tuyến ĐT827E là trục động lực kết nối TPHCM – Long An – Tiền Giang dự kiến được đầu tư với số vốn hơn 20.000 tỷ đồng. Tuyến đường này có ý nghĩa chiến lược, nâng tầm hệ thống giao thông vận tải của Long An với kỳ vọng thu hút đầu tư không chỉ cho tỉnh mà còn cho cả khu vực Tây Nam Bộ.
Riêng năm 2021, Long An sẽ khởi công tám dự án như đường Lương Hòa – Bình Chánh, Hựu Thạnh – Tân Bửu, ĐT826E, ĐT824… Các dự án khác như nâng cấp, mở rộng quốc lộ 50, quốc lộ 1, cao tốc Đức Hòa – Chơn Thành (Bình Phước), metro Bến Thành – Tân Kiên… cũng sẽ lần lượt xây dựng. Bên cạnh Bến Lức, các huyện còn lại được hưởng lợi trực tiếp từ hệ thống hạ tầng này gồm Cần Giuộc, Đức Hòa, thành phố Tân An…
Không chỉ sở hữu hàng loạt dự án hạ tầng lớn, Long An cũng đang nỗ lực đầu tư rất nhiều dự án phát triển công nghiệp và dịch vụ “tỷ đô”. Cụ thể, Long An đang quy hoạch khu kinh tế 3.200ha xoay quanh cảng quốc tế Long An và danh mục 16 dự án kêu gọi đầu tư trọng điểm như Khu kinh tế cửa khẩu Long An (13.080ha); các KCN Phú An Thạnh (1.000ha), Việt Phát (918ha), Prodezi (400ha); Trung tâm nghiên cứu sinh học Đồng Tháp Mười (83ha); khu tiếp nhận kho vận – logistics tại Cảng quốc tế Long An (147ha); trung tâm kho vận và dịch vụ logistics ở Bến Lức (10ha)…
Tại Waterpoint, mỗi con đường, lối đi đều ngập tràn mảng xanh của cỏ cây, hoa lá
Định hướng phát triển của Long An là hình thành các khu kinh tế công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị thông minh. Tại tọa đàm “Định hướng phát triển vùng kinh tế công nghệ cao” do UBND tỉnh Long An tổ chức tháng 4 vừa qua, đại diện nhiều tập đoàn lớn tại Việt Nam như Microsoft, Dell EMC, Nvidia, SAP, Siemens… đã hứa hẹn đầu tư các dự án quy mô lớn vào Long An trong thời gian tới. Quý 1-2021, Long An vươn lên dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,2 tỷ USD. Thông tin này đang kích hoạt một làn sóng đầu tư bất động sản mới vào Long An.
Tăng tốc phát triển và đô thị hóa
Quan tâm các dự án hạ tầng giao thông, thu hút đầu tư công nghiệp, Long An cũng không quên kêu gọi đầu tư phát triển các khu đô thị lớn, hệ thống tiện ích phong phú, đa dạng. Với sự quyết liệt của chính quyền Long An, dự báo các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước sẽ sớm trở thành các đô thị vệ tinh hiện đại và các khu, cụm công nghiệp công nghệ cao “chia lửa” với TPHCM.
Thực tế, dù nằm liền kề TPHCM nhưng tỷ lệ đô thị hóa của Long An hiện đang khá thấp, chỉ khoảng 24%. Thị trường bất động sản Long An dù đang có bước phát triển khá tốt nhưng vẫn chậm so với Bình Dương, Đồng Nai. Các dự án theo mô hình đại đô thị hay đô thị phức hợp vẫn còn rất ít, một khi công nghiệp phát triển bùng nổ, hàng chục ngàn chuyên gia, công nhân đổ về làm việc thì sẽ khó đáp ứng được nhu cầu nhà ở cũng như sử dụng các tiện ích thương mại – dịch vụ, giáo dục, y tế, vui chơi giải trí.
Chính vì thế, Long An đang rất kỳ vọng và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư những dự án đô thị đủ tầm vóc làm điểm nhấn, từ đó nhân rộng mô hình phát triển. Một dự án điển hình được Long An khuyến khích là Waterpoint có quy mô lên đến 355ha nằm bên sông Vàm Cỏ Đông với đầy đủ tiện ích được đầu tư bởi tập đoàn Nam Long và các đối tác gồm TBS Group, Tân Hiệp, Nishi Nippon Railroad (Nhật Bản).
Khu cafe kết hợp bến du thuyền Rivera 1 của Waterpoint đã được chủ đầu tư Nam Long đưa vào hoạt động
Theo tìm hiểu, hiện nay hai phân khu Rivera 1 và Aquaria 1 với tổng cộng khoảng 700 căn nhà phố, biệt thự dòng Valora thuộc 165ha giai đoạn 1 đã được Nam Long bàn giao cho người dân vào ở. Bên cạnh hai phân khu Rivera 2 và Aquaria 2 đang được xây dựng. Một loạt tiện ích đã được đưa vào sử dụng như hệ thống câu lạc bộ cộng đồng ven sông – Bến du thuyền Rivera 1, Central Park 25ha với tổ hợp thể dục thể thao Country Club 3 ha; tổ hợp dịch vụ thương mại – giải trí – hệ thống bus nội khu và liên vùng; vịnh nước ngọt 8,6 ha; rạp chiếu phim ngoài trời; hệ thống vận hành an ninh; công viên nội khu, câu lạc bộ từng phân khu Rivera 1, vườn Nhật Aquaria 1…
Sự hình thành nhanh chóng với quy hoạch chuẩn mực, tích hợp tiện ích như một thành phố thu nhỏ, tiến độ xây dựng nhanh chóng của Waterpoint đang trở thành động lực kéo thêm nhiều chủ đầu tư khác phát triển dự án tại khu vực lân cận. Nhờ những chuyển động tích cực này, khả năng huyện Bến Lức sẽ sớm trở thành đô thị loại 2 nằm giữa chuỗi đô thị kéo dài từ khu Nam TPHCM đến thành phố Tân An của Long An trước năm 2025. Trong đó, Waterpoint nằm ở lõi trung tâm, ngoài hệ thống tiện ích hàng đầu, môi trường sống trong lành còn là đầu mối giao thông đường bộ, cao tốc, đường thủy và cả đường sắt, metro.
Rõ ràng, tiềm năng phát triển bền vững của bất động sản Long An nói chung, khu vực Bến Lức, Tân An nói riêng đang rất lớn. Điều này lý giải sự sốt nóng của thị trường này trong thời gian vừa qua, giá bất động sản tăng cao nhưng các dự án mở bán liên tục cháy hàng.