Tin Tức

Check out market updates

Xin đập 3 tòa tái định cư xây thương mại: Lợi kép

[ad_1]

Chiều ngày 15/6/2018, trao đổi với Đất Việt, ông Đặng Trần Phú – Chủ tịch UBND phường Phúc Đồng, Q. Long Biên, TP. Hà Nội cho biết, 3 tòa nhà tái định cư của Công ty CP Xây dựng số 3 Hà Nội (Handico 3) vẫn chưa được phá bỏ theo đề xuất của chủ đầu tư.

“Việc phá bỏ này còn phải chờ HĐND Thành phố quyết. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có thông tin gì mới. Tòa nhà đã xây xong hơn 10 năm nay nhưng không có người dân nào đến ở. Nguyên nhân vì sao thì tôi không được biết vì đây là dự án của thành phố” – ông Phú cho hay.

Cũng theo ông Phú, trong suốt 10 năm qua chủ đầu tư phải cử lực lượng túc trực 24/24h tại tòa nhà để đảm bảo an ninh, chất lượng công trình.

Còn UBND phường Phúc Đồng cũng phải bố trí công an viên thường tuần tra qua khu vực này.

Sau thời gian bỏ hoang, tòa nhà đã xuống cấp nghiêm trọng. Cuối năm 2017, Handico 3 đã có văn bản đề nghị TP cho phép phá dỡ toàn bộ dự án để xây dựng nhà thương mại phục vụ tái định cư theo đặt hàng của thành phố đáp ứng nhu cầu mới của người dân hiện nay.

Xin đập 3 tòa tái định cư xây thương mại: Lợi kép - Ảnh 1.

Cận cảnh tòa nhà tái định cư bỏ hoang tại Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội

Bàn về việc này, ông Nguyễn Văn Đực – Ủy viên Ban chấp hành Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, cần phải thận trọng trước mọi nguy cơ trục lợi từ dự án.

Theo ông Đực, với bất kỳ chủ trương xây dựng dự án BĐS nào, kể cả dự án tái định cư luôn có những kẽ hở, tạo cơ hội cho lợi ích nhóm liên kết, trục lợi. Chỉ cần doanh nghiệp có được dự án là có tiền.

Nếu Hà Nội bỏ ra khoảng 2.000 tỷ đồng xây nhà tái định cư thì số tiền các doanh nghiệp có cơ hội kiếm lợi cũng chiếm 700-800 tỷ đồng .

Lý giải về việc nhiều dự án tái định cư không có người dân đến ở, ông Đực cho biết, do xây nhà tái định cư nhưng chưa phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân, như tiền đền bù quá thấp, trong khi giá trị ngôi nhà lại quá lớn. Hay, chuyển người dân qua nhà tái định cư nhưng lại không tạo ra công ăn việc làm, người dân không sinh sống được ở nơi ở mới. Rồi cả những chi phí phát sinh, chi phí đi lại…

TS Phạm Sỹ Liêm – nguyên Thứ trương Bộ Xây dựng cũng cho rằng, việc nhiều dự án tái định cư không có dân đến ở là do chủ trương chưa gắng liền với thực tế, chưa tuân theo cơ chế thị trường.

“Nhà tái định cư vẫn đang được quan niệm như một sản phẩm đầu tư của nhà nước, đầu tư bằng tiền ngân sách. Mà tất cả những gì được đầu tư bằng tiền của ngân sách thì có nhiều người hăng hái, nhiều người thích làm cho bằng được. Mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ, khi thực hiện dự án họ vừa có cơ hội để thể hiện quyền lực, lại vừa có cơ hội tranh thủ kiếm lợi cho bản thân…” – ông Liêm nói.

Ông Liêm nghi ngờ: “Handico3 cũng chỉ là tấm bình phong, còn chủ sở hữu thật của những tòa nhà tái định cư ấy phải là những người hiểu rất rõ về cơ chế, chính sách và những cơ hội có thể kiếm lợi được.

Ví dụ, nếu đồng ý cho chủ đầu tư chuyển đổi mục đích nghĩa là chủ đầu tư sẽ được hưởng ngay một khu đất sạch, với mức bồi hoàn chi phí GPMB bèo bọt của 10 năm trước.

Thứ hai, từ việc xây dựng nhà tái định cư, chủ đầu tư lại được chuyển đổi xây trung tâm thương mại, bán nhà giá cao. Nhìn đã thấy ngay chủ đầu tư có thể kiếm lợi tới vài lần chứ họ thiệt làm sao được”.

[ad_2]

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.