Tin Tức

Check out market updates

Hà Nội xây bến xe Yên Sở: Nhiều bất cập!

[ad_1]

Theo “Đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe trung tâm đến năm 2030 và tầm nhìn 2050” của UBND TP Hà Nội, gửi đến Thường trực Thành uỷ Hà Nội, các bến xe khách liên tỉnh được bố trí tại khu vực các trục đường hướng tâm giao với vành đai 4.

Hà Nội xây bến xe Yên Sở: Nhiều bất cập! - Ảnh 1.

Phối cảnh bến xe Yên Sở sau khi hoàn thành.

Với quy hoạch này thì các bến xe mới sẽ từng bước thay thế toàn bộ các bến xe hiện đang được khai thác, sử dụng nằm sâu trong khu vực nội đô. Trong đó, có bến xe Giáp Bát, bến xe Gia Lâm, Mỹ Đình, Nước Ngầm.

Tờ trình số 1070, tháng 12/2017 Sở Giao thông – Vận tải gửi đến Sở Quy hoạch Kiến trúc về “Đồ án quy hoạch bến xe Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, cũng xác định: Các bến xe hiện tại, trong khu vực đường vành đai 3 được tạm thời giữ lại tiếp tục khai thác trong giai đoạn chuyển tiếp.

Trong đó, bến xe Gia Lâm và Giáp Bát sẽ di chuyển sau năm 2020, bến Mỹ Đình và Nước Ngầm di chuyển sau năm 2025. Đồng thời, bến Giáp Bát, bến xe Nước Ngầm sẽ chuyển về bến xe Ngọc Hồi (bến phía Nam).

Tờ trình còn nêu, Yên Sở là bến xe “trung hạn”, nằm trong lộ trình thay thế các bến xe khách cũ trong vành đai 3 và hỗ trợ cho bến Giáp Bát, Gia Lâm trong giai đoạn 2017 – 2020.

Theo chủ trương xây dựng bến xe Yên Sở, bến xe này sẽ có diện tích khoảng 3,2 ha, mặt tiền nằm gọn bên đường vành đai 3, hoàn thành trong quý 2/2018. Bến xe sẽ kết hợp xe khách và xe tải. Công suất khai thác xe khách tuyến cố định 800 đến 1.000 lượt xe/ngày, đêm (giai đoạn đầu khai thác 400 lượt xe/ngày, đêm); công suất xe tải khoảng 200 lượt xe/ngày, đêm.

Dự kiến bến xe này sẽ khởi công vào tháng 7/2018, do Công ty CP Bến xe Thanh Trì làm chủ đầu tư.

Việc xây bến xe Yên Sở trên đường vành đai 3 và cách bến xe Nước Ngầm chỉ hơn 1km không chỉ ngược với quan điểm di chuyển bến xe ra khu vực vành đai 4 mà còn gây nhiều lo ngại về ùn tắc giao thông. Sự việc đã gây nhiều tranh cãi trái chiều trong dư luận, đặc với thời gian cấp phép 50 năm, nhiều người cho rằng, vượt tầm nhìn quy hoạch bến xe của thành phố. Nhiều chuyên gia giao thông tỏ rõ sự không đồng tình về sự việc trên.

Trao đổi với VnE, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội Bùi Danh Liên cho rằng, kế hoạch này sẽ gây lãng phí vì bến xe chỉ hoạt động vài năm là phải di chuyển toàn bộ phương tiện đi nơi khác. “Bến này xây dựng để di chuyển xe từ các bến xe phía Nam, rồi lại di chuyển sau vài năm gây bất ổn luồng tuyến xe khách, ảnh hưởng việc đi lại của người dân”, ông Liên nói.

Theo ông, phương án phân luồng của Sở Giao thông chưa hợp lý, khó giải quyết được vấn đề ùn tắc khu vực vành đai 3 bởi mật độ giao thông tuyến này đang tăng lên, trong khi diện tích đường lại không thể mở rộng. “Thêm bến xe Yên Sở với công suất 1.000 xe ngày đêm thì chắc chắn ùn tắc giao thông nghiêm trọng”, ông Liên nói.

Tương tự, đại diện Vụ An toàn giao thông (Bộ Giao thông Vận tải) cũng bày tỏ, bến xe Yên Sở cách bến xe Nước Ngầm chỉ hơn một km là quá gần nhau, không hợp lý nếu xây bến mới và bỏ bến cũ. Ngoài ra, quy mô đường gom vành đai 3 chỉ rộng 7 m với mật động xe qua lại lớn, giờ thêm 800 đến 1.000 xe khách mỗi ngày đêm là “cả một vấn đề”. “Dù bến Yên Sở có trong quy hoạch, Hà Nội cần phải tham khảo ý kiến cộng đồng và người dân xem có nên xây dựng bến xe tại đây hay không”, vị này nói.

Trao đổi với Báo Giao thông, chuyên gia giao thông, TS. Nguyễn Xuân Thủy cho biết, quy hoạch các bến xe Thủ đô hiện nay đi ngược với thế giới, đặc biệt là các nước ở châu Âu (bến xe, nhà ga, metro, xe buýt đều tập trung ở một khu đầu mối trong nội đô).

Theo TS. Thủy, bến xe phải là nơi thuận tiện giao thông đi lại, đảm bảo đi lại an toàn và không gây ùn tắc giao thông. Khu vực cửa ngõ phía Nam nếu có thêm bến xe Yên Sở sẽ dẫn tới 3 bến xe quá gần nhau. Điều này không những không giải tỏa được ách tắc mà còn khiến áp lực giao thông khu vực này tăng thêm. Chưa nói khu vực đường vành đai 3 Yên Sở chỉ là đường gom nên việc xây bến xe ở đây là không hợp lý.

“Trong tờ trình của Sở GTVT và trong báo cáo UBND thành phố gửi Thường trực Thành ủy Hà Nội đều xác định đây là bến xe trong giai đoạn quá độ, chuyển tiếp giữa các bến hiện có và bến xe quy hoạch mới. Tuy nhiên, bến lại được Hà Nội cấp phép cho hoạt động 50 năm, trong khi các bến khác đang hoạt động lại cho chuyển đi. Điều này rõ ràng không hợp lý và thiếu nhất quán”, TS. Thủy đặt vấn đề.

Cũng trên Báo Giao thông, TS. Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội, nguyên Kiến trúc sư trưởng TP Hà Nội cho rằng, “theo Quy hoạch bến xe Hà Nội tới năm 2030, tầm nhìn tới năm 2050, thành phố đã xác định chuyển các bến xe hiện có ra khu vực vành đai 4. Nhưng Hà Nội lại xây thêm bến xe Yên Sở trong khu vực nội đô, lọt giữa khu dân cư, ngay điểm đen về ùn tắc giao thông rõ ràng không hợp lý”.

Về quy hoạch, theo TS. Nghiêm, dù bến xe Yên Sở có trong quy hoạch, nhưng nếu không phù hợp thực tế pháp luật đều cho phép chỉnh sửa. “Chúng ta đã có quy hoạch, tầm nhìn đưa bến xe khách liên tỉnh ra khu vực vành đai 4. Nội đô nên đầu tư vận tải công cộng, bãi đỗ xe tĩnh, những thứ Hà Nội đang rất thiếu. Không nên làm bến xe liên tỉnh ở khu vực vành đai 3”, ông Nghiêm đề xuất.

Trong khi đó, trả lời một tờ báo, ông Ngô Mạnh Tuấn – Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, theo Quy hoạch bến xe tĩnh của Hà Nội, bến xe Yên Sở phù hợp với quy hoạch giao thông thành phố Hà Nội. Quy hoạch này cũng đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 519/QĐ-TTg năm 2016. Đến nay, Hà Nội cũng chưa có quy hoạch nào về bến xe ngoài Quyết định 519 này. Trong khi đó, nếu chỉ xây dựng một bến xe phía Nam (Ngọc Hồi) để thay thế 2 bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm sẽ là quá tải. Do vậy, cần phải có một bến xe Yên Sở trong trung hạn nhằm điều tiết nhu cầu và hỗ trợ cho bến xe phía Nam.

[ad_2]

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.