[ad_1]

Theo đó, dự án xây dựng cầu Cát Lái được đề xuất chuyển cho UBND tỉnh tổ chức mời các nhà đầu tư thay vì UBND TP.HCM để sớm được triển khai dự án này. Theo Sở Giao thông – vận tải TP.HCM, hiện tại trên địa bàn thành phố có rất nhiều công trình phải ưu tiên đầu tư nên dự án cầu Cát Lái không được đẩy nhanh tiến độ.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh yêu cầu Văn phòng UBND tỉnh sớm có công văn gửi UBND TP.HCM về đề xuất này của tỉnh. Lãnh đạo tỉnh cũng kiến nghị TP.HCM hỗ trợ trong công tác phối hợp, đặc biệt là giới thiệu các nhà đầu tư quan tâm đến dự án.

Theo báo cáo của Sở Giao Thông – vận tải Đồng Nai, dự án cầu Cát Lái có tổng chiều dài 3.782m, trong đó phần cầu chính dài 650m, phần cầu dẫn mỗi bên 1.122m, đường dẫn bên bờ quận 2 (TP.HCM) hơn 600m, đường dẫn bên bờ Nhơn Trạch hơn 260m. Cầu được thiết kế dây văng 2 trục tháp, dầm bê tông dự ứng lực, khổ thông thuyền 250m; bề rộng mặt cầu 37m, thiết kế 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ. Tổng mức đầu tư dự kiến gần 7.200 tỷ đồng.

Đồng Nai sẽ chủ trì xây cầu Cát Lái 7.200 tỷ đồng, mời gọi nhà đầu tư để khởi công vào đầu năm 2020 - Ảnh 1.

hHiện tại lưu thông chính giữa TP.HCM và huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) là qua hệ thống phà Cát Lái.

Được biết, một số nhà đầu tư đã đề xuất với UBND TP.HCM xây dựng cầu Cát Lái theo các hình thức BOT, PPP.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho xây dựng cầu Cát Lái nối quận 2, TP.HCM với huyện Nhơn Trạch. Cầu Cát Lái khi được xây dựng kỳ vọng “đánh thức” vùng đất Tây – Bắc của huyện Nhơn Trạch, đặc biệt các vùng cảng của huyện sẽ được kết nối thuận tiện hơn.

Mới đây nhất, dựa trên nhu cầu phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, tỉnh Đồng Nai cho biết sẽ làm việc với Sở Giao thông Vận tải TP.HCM để bàn phương án xây dựng cầu Cát Lái sớm nhằm tạo thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp Long Thành, Nhơn Trạch ra cảng ở TP.HCM và ngược lại.

Một chuyên gia kinh tế chỉ ra “cánh cung” phát triển kinh tế ở phía Nam, từ khu vực Bến Lức (tỉnh Long An) vòng về Bình Dương, Đồng Nai và kết thúc ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong dải cánh cung này, Đồng Nai có lợi thế phát triển công nghiệp – dịch vụ và bất động sản cao nhất.

Theo quy hoạch vùng đô thị TP.HCM, Đồng Nai có 3 đô thị là: TP.Biên Hòa, huyện Nhơn Trạch và TX.Long Khánh. Đánh giá về không gian phát triển đô thị này, TS. Trần Du Lịch cho rằng ít nơi có được, đặc biệt là đô thị Nhơn Trạch. TS Lịch cũng lưu ý, chỉ cần có cầu Cát Lái thì Nhơn Trạch sẽ phát triển tương tự như quận 2 của TP.HCM, thậm chí phát triển đô thị ở Nhơn Trạch đẹp hơn rất nhiều so với Nam Sài Gòn vì ở đây địa thế tốt.

Một số chuyên gia khác cũng nhận định rằng hơn 15 năm qua, khu đô thị Nhơn Trạch đã “ngủ yên” và vẫn chưa lên được thành phố như kế hoạch đề ra, bởi nơi đây thiếu hạ tầng kết nối và chỉ tập trung vào phát triển công nghiệp, mà công nghiệp thì không bao giờ trở thành đô thị mà phải là thương mại, dịch vụ.

[ad_2]

Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.